Để tránh tình trạng nợ học phí đến mức buộc thôi học
Hỗ trợ lực phanh khẩn cấpKhu vực tâm điểm
Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, Ngân hàng sẽ tiếp tục cùng đồng hành với cổ đông, khách hàng, người dân và doanh nghiệp bám sát định hướng của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, chung tay xây dựng đất nước. Đồng thời, ngân hàng cũng đồng hành cùng cộng đồng, xã hội trong các vấn đề về môi trường, đóng góp vào tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của quốc gia, hưởng ứng chiến lược đến năm 2050 của Chính phủ về phát triển năng lượng tái tạo.
Kết quả CLB Đà Nẵng 0-2 HAGL: Văn Toàn và Công Phượng xóa bỏ 'lời nguyền' 15 năm!
Chiều 12.2, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nhiều người đi xe máy té la liệt trên đường Cộng Hòa, đoạn gần đường Út Tịch, cầu vượt Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình, TP.HCM). Theo hình ảnh được chia sẻ, nhiều người đi xe máy bị té đang dựng xe đứng dậy trên đoạn đường bị đổ nhớt. Anh Trần Quốc Anh, người chứng kiến sự việc cho biết, có từ 40 - 50 xe máy bị té trên đoạn đường này. Anh liền đuổi theo chiếc xe ô tô khách để báo xe dừng lại. Khi đó, tài xế xe khách mới biết xe mình đang bị chảy nhớt. Anh Quốc Anh cũng gọi báo cơ quan chức năng đến xử lý.Được biết, sự việc xảy ra lúc 15 giờ 20 phút trên đường Cộng Hòa, nhớt từ chiếc xe ô tô khách đổ trên đường tạo thành vệt dài khoảng 200 m. Thời điểm này, thiếu tá Trương Thanh Toàn, cán bộ Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) đang tuần tra kiểm soát trên địa bàn theo phân công của Ban chỉ huy đội thì phát hiện sự việc.Người dân chứng kiến sự việc cho hay, một vài người đi xe máy đã bị té, xây xát nhẹ nên tự đứng dậy di chuyển ngay sau đó.Lập tức, thiếu tá Trương Thanh Toàn đã báo về Ban chỉ huy Đội CSGT Tân Sơn Nhất để nắm tình hình. Đồng thời, thiếu tá Nguyễn Quốc Bảo và đại úy Vũ Đức Thành (cùng thuộc Đội CSGT Tân Sơn Nhất) nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp tìm nhánh cây rải trên khu vực đổ nhớt, cảnh báo nguy hiểm và điều tiết giao thông để người đi xe máy tạm thời tránh khu vực trên. Trong thời gian này, thiếu tá Toàn cũng liên hệ cửa hàng vật liệu xây dựng gần đó để mua cát, nhờ giao gấp đến hiện trường để xử lý, tránh trơn trượt cho các phương tiện lưu thông trên đường. Đến khoảng 16 giờ, vết nhớt dài đổ trên đường được xử lý xong, xe cộ đi lại an toàn, tránh ùn tắc ngay trước giờ cao điểm buổi chiều.
Đây là cảnh báo được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đưa ra ngày 30.12, trước hình thức lừa đảo qua tin nhắn Facebook, bằng cách ghép mặt nhờ AI.Theo Cục An toàn thông tin, sáng 23.12, chị N.T.H, 45 tuổi, ở Q.Long Biên (Hà Nội) nhận được cuộc gọi video qua ứng dụng tin nhắn Facebook của con trai đang ở TP.HCM đề nghị chuyển hơn 100 triệu đồng để đóng phí đăng ký du học. Vốn là cán bộ ngân hàng đã được tập huấn, chị H đã không làm theo yêu cầu này.Cục An toàn thông tin cho hay, các đối tượng thường tìm kiếm hình ảnh, video từ tài khoản mạng xã hội hoặc các nguồn khác của nạn nhân để tạo video giả mạo. Sau đó, sử dụng công nghệ AI để ghép khuôn mặt và giọng nói, tạo các cuộc gọi video giả mạo người thân, bạn bè. Trong cuộc gọi, đối tượng lấy lý do cấp bách như tai nạn, nợ nần và yêu cầu chuyển tiền ngay vào tài khoản do chúng cung cấp."Người dân khi nhận được cuộc gọi phải gọi lại cho người thân qua số điện thoại đã biết để kiểm tra thông tin và không vội chuyển tiền theo yêu cầu trong cuộc gọi video hoặc tin nhắn trên mạng xã hội", Cục An toàn thông tin khuyến cáo.Cần cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân, cần cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, hạn chế đăng tải hình ảnh, video cá nhân và thông tin nhạy cảm. Điều chỉnh quyền riêng tư để hạn chế người lạ truy cập tài khoản của bạn. Cảnh giác với các tài khoản lạ hoặc dấu hiệu bất thường. Nếu tài khoản của người thân hoặc bạn bè có dấu hiệu mất an toàn, cần thông báo ngay cho họ và tránh tương tác. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi phạm pháp. Trước đó, Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo hình thức cuộc gọi lừa đảo deepfake. Theo đó, bằng mắt thường có thể nhận biết dấu hiệu như thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây. Đặc biệt, khuôn mặt trên màn hình thường thiếu tính cảm xúc và khá "trơ", tư thế không tự nhiên, màu da bất thường, ánh sáng kỳ lạ, khiến video trông không tự nhiên... Âm thanh cũng không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn, hoặc clip không có âm thanh.
Hàng triệu hộ gia đình Anh không thể dùng tủ lạnh vì chi phí sinh hoạt tăng
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 8.1 tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.Với hình thức lừa đảo này, đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên điện lực gọi điện đến khách hàng, thông báo rằng có vấn đề về hóa đơn tiền điện như: quá hạn, số tiền nợ lớn, hoặc lỗi kỹ thuật trong hệ thống. Các đối tượng lừa đảo có thể giả mạo số điện thoại của nhân viên công ty điện lực, sử dụng công nghệ làm giả số điện thoại (caller ID spoofing) để số điện thoại của chúng hiện lên như là số điện thoại chính thức của công ty điện lực. Điều này làm tăng độ tin cậy của cuộc gọi và khiến nạn nhân dễ dàng tin tưởng. Tiếp đó, chúng yêu cầu thanh toán ngay lập tức qua các kênh không chính thức như Zalo hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Để gây thêm áp lực, chúng có thể đe dọa sẽ cắt điện ngay nếu không thanh toán nhanh chóng, khiến người dân hoang mang và dễ dàng thực hiện theo yêu cầu.Bên cạnh chiêu trò gọi điện trực tiếp, đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn qua SMS hoặc Zalo với nội dung giả mạo từ phía công ty điện lực, yêu cầu người dân thanh toán tiền điện, đồng thời cung cấp các thông tin như số tài khoản ngân hàng hoặc đường link giả để người dân truy cập vào và thực hiện thanh toán. Tin nhắn hoặc cuộc gọi thường có nội dung như: "Thông báo tiền điện của bạn tháng này chưa thanh toán. Vui lòng thanh toán qua tài khoản ngân hàng dưới đây để tránh bị cắt điện." hoặc "Hệ thống ghi nhận hóa đơn điện của bạn chưa thanh toán. Để tránh cắt điện, vui lòng thanh toán ngay."Sau khi gửi tin nhắn hoặc gọi điện, kẻ lừa đảo có thể gửi đường dẫn đến website thanh toán giả mạo hoặc ứng dụng giả mạo của công ty điện lực) để khách hàng truy cập vào. Khi người dân nhập thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, hoặc các thông tin cá nhân vào, kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt được tiền và thông tin của họ. Để làm tăng độ tin cậy, đối tượng lừa đảo còn điều tra tên, địa chỉ, hóa đơn điện,... của khách hàng được đánh cắp từ các nguồn khác. Tinh vi hơn, chúng còn gửi mã QR thanh toán được thiết kế tinh vi với logo của Tổng Công ty điện lực EVN, khiến nạn nhân không chút nghi ngờ, thực hiện quét mã với số tiền được đối tượng nhập sẵn. Trước tình trạng trên, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo người dân không thanh toán tiền điện qua các kênh này. Đồng thời nhấn mạnh, khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên điện lực đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, không được phép sử dụng lời nói bất lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.Do vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn đến từ đối tượng không rõ danh tính. Nếu nhận được yêu cầu thanh toán, hãy kiểm tra lại thông tin qua các kênh chính thức của công ty điện lực như website, tổng đài hỗ trợ khách hàng. Tuyệt đối không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc từ những website do đối tượng lạ gửi đến. Đảm bảo thanh toán qua các phương thức mà công ty điện lực công nhận như qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, hoặc thanh toán trực tiếp tại các điểm thu tiền chính thức...